20 năm Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun, Khu bảo tồn Vịnh Nha Trang Mô hình phát triển “Kinh tế xanh” Khánh Hoà

Là một khu bảo tồn biển (KBT) đầu tiên của cả nước được thành lập năm 2001, KBT biển Hòn Mun sau đổi thành KBT Vịnh Nha Trang năm 2005, đã hội tụ các giải pháp quản lý ngăn chặn các tác nhân, hành vi gây hại cho các hệ sinh thái biển; bảo vệ, phát huy giá trị các hệ sinh thái biển; phát triển cộng đồng; phát triển các sinh kế thay thế, ngành nghề mới; thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, du lịch…; nâng cao nhận thức cộng đồng cư dân và du khách về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học biển; nâng cao thu nhập, đời sống cộng đồng. Thực sự là một hình mẫu phát triển kinh tế biển xanh gắn với bảo tồn thiên nhiên biển đảo.

Năm 2001 trin khai D án thí đim Khu bo tn bin Hòn Mun

Từ năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun – dự án bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam chính thức ra đời. Dự án do Bộ Thủy sản, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa và IUCN – Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới thực hiện. Dự án do Quỹ Môi trường toàn cầu (WB/GEF) thông qua Ngân hàng thế giới; Chính phủ Hoàng Gia Đan Mạch thông qua DANIDA và IUCN – Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới tài trợ, cùng với vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam.

Khu bảo tồn biển Hòn Mun nằm trong Vịnh Nha Trang bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh. Diện tích khoảng 160 km² bao gồm khoảng 38 km² mặt đất và khoảng 122 km² vùng nước xung quanh các đảo.

Vịnh Nha Trang là một trong những khu vực có tầm quan trọng bậc nhất về bảo tồn biển và du lịch biển của Việt Nam. Rạn san hô có tầm quan trọng mang tính quốc tế và đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất ở Việt Nam với hơn 350 loài san hô cứng tạo rạn trong đó có 40 loài mới được ghi nhận cho Việt Nam, trên 230 loài cá rạn, 112 loài thân mềm, 112 loài giáp xác, 27 loài da gai, 69 loài rong và 7 loài cỏ biển…

Mục đích của dự án nhằm “Bảo tồn một mô hình điển hình về đa dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe dọa” và đạt được các mục tiêu “giúp các cộng đồng dân cư tại các đảo nâng cao đời sống và cộng tác với các bên liên quan khác để bảo vệ và quản lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển tại Khu bảo tồn biển Hòn Mun, tạo nên một mô hình hợp tác quản lý cho các Khu bảo tồn biển của Việt Nam.”

Kết quả khảo sát đa dạng sinh học và nơi sinh cư Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. Nó có tầm vóc quốc tế vì nó có số loài tương tự như ở trung tâm thế giới về đa dạng san hô ở khu vực ấn Độ- Thái Bình Dương. Và người ta cũng đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới. Trong những năm trước đây, vấn đề khai thác, đánh bắt thủy sản không khoa học (khai thác bằng thuốc nổ, chất độc, khai thác tận diệt…) cùng với ô nhiễm môi trường đã làm cho vấn đề đa dạng sinh học biển ở khu vực này bị suy giảm ở mức báo động.

Dự án hỗ trợ bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học biển quan trọng tại đảo Hòn Mun và các vùng nước xung quanh trong vịnh Nha Trang, Dự án đạt được thông qua sự phát triển của một vùng và khu vực biển đa dụng được bảo vệ (MPA) nghĩa là bảo vệ các mẫu quan trọng trên thế giới tại các hệ sinh thái rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển của Việt Nam. Dự án đã thiết lập Hòn Mun thành một khu vực thí điểm MPA, các phương pháp phát triển cho MPA có thể được nhân rộng ở các khu vực khác như là một phần của hệ thống bảo tồn biển quốc gia.

Dự án kết thúc, KBTB đã lắp đặt được 100 phao neo tàu du lịch; đào tạo hướng dẫn chuyển đổi nghề đánh bát hải sản sang du lịch để hạn chế đánh bắt trong khu bảo tồn, hạn chế các hoạt động gây hại, hủy diệt san hô; thành lập các tổ bảo vệ, bảo tồn biển; đẩy mạnh các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển cho người dân. Đặc biệt, Dự án đã triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản tạo thu nhập thay thế cho cư dân trong vùng như nuôi trồng thử nghiệm các đối tượng “thân thiện” với môi trường như rong sụn, hải sâm cát, vẹm xanh, hầu, cá mú để tạo thu nhập cho người dân và các việc làm như làm hàng mỹ nghệ, chăn nuôi…; các hoạt động bảo vệ cũng được tăng cường qua việc thường xuyên kiểm tra, giám sát để bảo vệ khu bảo tồn. Dự án cũng xây dựng một Trung tâm du khách trên đảo Hòn Mun.

Năm 2005 thành lập Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang

Vịnh Nha Trang có diện tích 249,65 km2; trong đó diện tích mặt biển 211,85 km2 và diện tích các đảo nằm trong vịnh là 37,8 km2 . Ranh giới của vịnh Nha Trang nằm trong phạm vi tọa độ 12 độ 8 phút 33 giây đến 12 độ 25 phút 18 giây vĩ độ Bắc và 109 độ 7 phút 16 giây đến 109 độ 14 phút 30 giây kinh độ Đông.

– Trên biển: Từ Mũi Kê Gà đến Mũi Cù Hin. Ranh giới được xác định theo Quyết định số 738/QĐ-UB ngày 21/3/2005 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc xác định danh giới vịnh Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa.

– Trên bờ: Dọc theo bờ biển vịnh Nha Trang từ Mũi Kê Gà đến Mũi Cù Hin về phía Đông Trần Phú, đường Phạm Văn Đồng và đường Nguyễn Tất Thành

Để bảo đảm thống nhất quản lý các đảo, vùng biển và các hệ sinh thái trong Vịnh Nha Trang, năm 2005, sau khi dự án thí điểm Khu bảo tồn biển Hòn Mun kết thúc, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Đến năm 2012, Ban quản lý Vịnh Nha Trang được thành lập với chức năng quản lý khu bảo tồn biển và một số nhiệm vụ khác, trực thuộc UBND Tp Nha Trang.

Các h sinh thái (HST) đc trưng trong Vnh Nha Trang

 HST rn san hô

 Rạn san hô có vai trò quan trọng đối với việc hình thành, bảo vệ cấu trúc nền đáy, duy trì các dòng chảy tự nhiên. Rạn san hô là nơi trú ẩn, sinh sản và phát triển của nhiều loài sinh vật biển. Theo các nghiên cứu và thống kê cho thấy, vịnh Nha Trang là nơi san hô sống phát triển tốt, có diện tích khoảng 252 ha với độ phủ rất cao và tập trung phân bố ở các khu vực Hòn Mun (22 ha), Hòn Tằm (20 ha), Hòn Rơm (3,2 ha), Hòn Vung (4,6 ha), Hòn Cau (3,2 ha)… Hiện nay, chỉ có Hòn Mun và Hòn Rơm là nơi có rạn san hô tương đối ổn định còn ở khu vực VinPearl – Hòn Tre, Bích Đầm, Hòn Một bị tàn phá bởi hoạt động đánh bắt và tác động của môi trường. Hiện Viện Hải dương học đã nghiên cứu trồng và phục hồi, tái tạo thành công san hô ngoài tự nhiên. Trong thời gian qua, Ban Quản lý vịnh Nha Trang đã nỗ lực bảo vệ nguyên vẹn rạn san hô tại Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn Mun và duy trì san hô ở trạng thái tốt.

HST rng ngp mn

Diện tích rừng ngập mặn trong, vịnh Nha Trang có khoảng 7 ha. Điều này cho thấy sự suy giảm của rừng ngập mặn và mất nơi cư trú của các loài thủy cư. Trong những năm gần đây, rừng ngập mặn đã được trồng khôi phục lại.

HST thm c bin

Tổng diện tích thảm cỏ biển trong toàn vịnh Nha Trang khoảng 78 ha. Phân bố chủ yếu tại Đầm Tre, Hòn Chồng, Nam Trí Nguyên. Thảm cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và kim loại có trong môi trường biển nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm của môi trường. Đồng thời đây là nơi cư ngụ của nhiều loài sinh vật biển. Trong những năm qua, cỏ biển đã bị suy thoái nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường, đặc biệt lượng trầm tích đã bị chôn vùi hàng loạt tại khu vực có thảm cỏ biển. Mặc dù cỏ biển chưa mang lại giá trị kinh tế cao nhưng có vai trò ổn định, cân bằng đa dạng sinh học và duy trì nguồn lợi thủy sản.

Nhìn chung, các HST đã góp phần tạo nên giá trị đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản dồi dào trong vịnh Nha Trang, mang lại giá trị kinh tế và triển vọng phát triển du lịch bền vững.

Thực thi nhiệm vụ bảo tồn, Ban Quản lý vịnh Nha Trang thường xuyên tổ chức và tham gia giám sát các hoạt động diễn ra trên vịnh; khảo sát chất lượng nước, xây dựng cơ sở dữ liệu các yếu tố môi trường vịnh Nha Trang; khảo sát đa dạng sinh học, xây dựng bản đồ hệ sinh thái vịnh Nha Trang… Ban cũng vận động và thu hút sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý KBTB, tổ chức các ban bảo tồn biển tổ dân phố tổ chức các đội tuần tra với sự tham gia của người dân, chia ca trực tuần tra 24/24 giờ để ngăn chặn việc ngư dân sử dụng chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản.

Hàng năm, Ban quản lý vịnh Nha Trang tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về những quy định có liên quan trong việc BVMT, bảo vệ cảnh quan vịnh Nha Trang và các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học cho người dân, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, học sinh, sinh viên; phối hợp với các trường học tổ chức Chương trình giáo dục môi trường biển cho học sinh nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, cảnh quan, tài nguyên trong vịnh Nha Trang.

Ban quản lý đã vận động các cá nhân, tổ chức trồng trên 5 ha rừng ngập mặn tại Đầm Bấy, bắt hàng nghìn con sao biển gai (Loài ăn san hô) nhằm góp phần cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ rạn san hô, thảm cỏ biển và phát triển rừng ngập mặn trong vịnh Nha Trang.

Các hot đng đu tư phát trin, du lch” bùng n

Trong quá trình triển khai dự án thí điểm Khu bảo tồn biển Hòn Mun, nhiều hoạt động phát triển các mô hình du lịch nhằm giảm thiểu tác động đến hê sính thái san hô và các nguồn lơi ven bờ đã được triển khai như du lịch cộng đồng, các khoá đào tạo hướng dẫn lặn…đặc biệt công tác truyền thông bảo vệ môi trường, bảo vệ rạn san hô…được đẩy mạnh cùng với xúc tiến các hoạt động du lịch sinh thái trong Vịnh Nha Trang.

Việc quản lý tương đối tốt khu bảo tồn Vịnh Nha Trang trong những năm sau đó đã góp phần không nhỏ cho việc khẳng định thương hiệu “du lịch sinh thái”, “du lịch biển đảo”…của thành phố Nha Trang. Tạo ra sức hút đâu tư phát triển du lịch mạnh mẽ cho thành phố biển, cư dân địa phương và cư dân trong nước, ngoài nước đến đâu tư, làm du lịch ngày càng đông đảo.

Việc hoán cải, chuyển đổi phương tiện thuỷ từ đánh bắt sang chở khách phục vụ du lịch diễn ra với tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch tăng nhanh trong những năm sau khi dự án kết thúc.

Hằng loạt các doanh nghiệp du lịch ra đời, phương tiện, thiết bị phục vụ du lịch, tham quan được đầu tư nhanh chóng; nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, sáng tạo được các nhà làm du lịch đầu tư phát triển…

Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, lưu trú, công trình phục vụ tham quan du lịch…được đầu tư mới ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn…để đáp ứng nhu cầu du lịch, giải trí ngày càng nhiều, yêu cầu chất lượng ngày càng cao của du khách.

Những con số thống kê về đầu tư, đăng ký kinh doanh, xây dựng, du khách, thu nhập dân cư…trong những năm qua là minh chứng rõ rệt cho thấy sự bùng nổ về du lịch của Nha Trang.

Nhng thách thc, nguy cơ vn còn

Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học biển, cản trở hoạt động bảo tồn:

Nguyên nhân trực tiếp:  Mất nơi cư trú do thực hiện các dự án xâm lấn biển để xây dựng các khu du lịch. Khai thác quá mức số lượng sinh vật. Sự du nhập các loài ngoại lai xâm hại (tác động của các loài ngoại lai xâm hại này đã cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sống, phá hủy hoặc làm thoái hóa môi trường sống).

Nguyên nhân gián tiếp:

+ Nguyên nhân tự nhiên: Biến đổi khí hậu, động đất, gió bão, lũ lụt. Ví dụ điển hình là Sự suy giảm độ phủ san hô cứng của các giống san hô cành cũng như sự gia tăng độ phủ của san hô vỡ vụn và rong tại các trạm trong Vịnh Nha Trang là do bị ảnh hưởng nặng nề của trận bão số 12 đỗ bộ vào các khu vực này trong năm 2017.

+ Nguyên nhân từ con người: Con người tác động trực tiếp đến đa dạng sinh học, như khai thác tài nguyên, đưa sinh vật xâm hại vào khu bảo tồn, phát triển các sản phẩm hoạt động tham quan du lịch gây hại rạn san hô, đưa du khách đến vượt quá ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái… Đáng chú ý, toàn bộ vùng rạn tại khu vực Bắc Hòn Tằm đều đã bị vùi lấp hoàn toàn bởi các khối đá để phục vụ cho xây dựng công trình và phát triển du lịch.

+ Ngoài ra có 2 vấn đề tác động tới đa dạng sinh học là ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật và ô nhiễm do chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa do cư dân, du khách tham quan du lịch.

Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, kinh tế biển xanh phải là trọng tâm ca chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Tp Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Tỉnh Khánh Hoà đang triển khai việc lập “Quy hoạch tỉnh Khánh Hoà thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Thành phố Nha Trang cũng đang được triển khai “Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Nha Trang đến năm 2040”.

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, kinh tế biển xanh được xác định là nền tảng cho sự phát triển bền vững kinh tế biển nước ta đến năm 2030; trong đó mở rộng diện tích các khu bảo tồn biển trở thành nội dung quan trọng của kinh tế biển xanh.

Với kết quả thực tiễn đóng góp của Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang trong 20 năm qua đối với “kinh tế biển xanh “thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, thiết nghĩ lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà, thành phố Nha Trang cần tiếp tục đẩy mạnh chiến lược bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn biển nói riêng tại Vịnh Nha Trang và nói chung trong phạm vi toàn tỉnh Khánh Hoà; cụ thể hoá nội dung này trong phê duyệt các quy hoạch nói trên, làm hạt nhân cho chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà …

Mai Văn Thắng-Hội BVTNMT Khánh Hòa

 

Nguồn: stnmt.khanhhoa.gov.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *