KHU BẢO TỒN RẠN TRÀO : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN NĂM 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TỈNH KHÁNH HOÀ

 KHU BẢO TN RN TRÀO : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Mai Văn Thắng, Hội BVTN và MT& KHKT Biển Khánh Hoà. 8/2023

Thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn  đến năm  2050, Uỷ ban nhân dân tinh Khánh Hoà đã ban hành  Kế hoạch

Hành  động thực hiện Chiến  lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến  năm  2050 trên địa bàn tinh. Trong đó, khu bảo vệ ven biển Rạn Trào được xác định là một trong những nội dung thực hiện kế hoạch nói trên.

Khu bảo vệ ven biển Rạn Trào (KBV) thuộc vùng biển xã Vạn Hưng ở phía nam huyện Vạn Ninh, cách trung tâm huyện Vạn Ninh khoảng 8 km và cách thành phố Nha Trang hơn 50 km. Địa bàn xã nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A. KBV là một khu vực biển ven bờ, có rạn san hô độ phủ cao, đa dạng…

Khu bảo vệ có tổng diện tích là 89 ha, gồm 02 phân vùng chức năng chinh:

  • Vùng lõi bảo vê: 54 ha,
  • Vùng đệm: nằm phía ngoài vùng lõi, có ranh giới cách ranh giới vùng lõi

100m vê các hướng. Diện tích Khoảng 35 ha.

Rạn trào là một trong nhiều rạn san hô thuộc vịnh Vân Phong, tinh Khánh Hoà và nằm cách điểm gần bờ biển khoảng 1,8 km. Mặc dù chiêm một diện tích tương đối nhỏ so với vịnh Vân Phong, song Rạn Trào lại có hệ động thực vật phong phú, đa dạng và độ phú san hô khá cao với chất lượng tương đối tốt so với các rạn khác trong toàn bộ vịnh.

Nhận thức từ sớm về giá trị của hệ sinh thái biển Rạn Trào, UBND huyện Vạn Ninh, xã Vạn Hưng và các cơ quan chuyên môn, cộng đồng dân cư, tư vấn trong ngoài nước đã nổ lực xây dựng dự án về khảo sát đánh giá tài nguyên, thiết lập các hoạt động bảo vệ hệ sinh thái, phát triển cộng đồng…cho khu vực Rạn Trào. Trãi qua gần 20 năm, kết quả đạt được tích cực, ổn định, thể hiện ở chỗ môi trường, các hệ sinh thái hiện vẫn duy trì chất lượng tương đối tốt, các ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản chung quanh khu bảo vệ Rạn Trào phát triển tích cực trong những năm gần đây…

Bảo vệ hệ sinh thái biển Rn Trào là tiền đề để phát triển bền vững kinh tế biển của khu vực và huyện Vạn Ninh:

H1: Chòi trực canh KBV Rạn Trào
H1: Chòi trực canh KBV Rạn Trào
H2: Một khu vực nuôi thủy sản trong vùng đệm KBV Rạn Trào
H2: Một khu vực nuôi thủy sản trong vùng đệm KBV Rạn Trào

Hiện nay kinh tế trong khu vực chủ yếu là hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, các hoạt động khác còn ở quy mô nhỏ. Do vậy bảo vệ tốt khu vực Rạn Trào có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ổn định và phát triển bền vững kinh tế nuôi trồng thuỷ sản, tạo tiền đề để phát triển thêm các hoạt động kinh tế khác trong khu vực.

Nắm bắt cơ hội tham gia Kế hoạch hành động của UBND tỉnh Khánh Hoà về thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời nhận thức được những tồn tại, bất cập hiện nay và sự cần thiết phải tiếp tục bảo vệ, thay đổi phương thức quản lý tại khu vực Rạn Trào, ngày 20/4/2022, cộng đồng dân cư thuộc xã Vạn Hưng đã xây dựng phương án để tiếp tục thực hiện các hoạt động tại KBV Hệ sinh thái biển Rạn Trào trong những năm tiếp theo.

Những tồn tại, bất cp hiện nay:

Công tác quản lý, bảo vệ còn nhiều thiếu sót, thiếu hiu qu:

Ban quản lý KBV Rạn Trào có số lượng đại diện cộng đồng khá ít, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm nên chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động của mô hinh đồng quản lý. Việc phối hợp giữa các cấp, ngành và cộng đồng trong việc quản lý còn nhiều tồn tại.

Nguy cơ từ suy thoái môi trường ven biển: Rác thải sinh hoạt từ các thôn ven biên của xã Vạn Hưng vẫn đổ trực tiếp xuông biển, gây ô nhiễm và làm xấu cảnh quan bờ biển. Các bè nuôi tôm hùm xung quanh khu vực Rạn Trào vẫn vứt bao nylon, vỏ sò, rác sinh hoạt… trực tiếp xuông biển, gây ô nhiễm trực tiếp trên rạn san hô.

Nguy cơ từ hoạt động khai thác quá mức, trái phép: Tình trạng khai thác bằng các nghề cấm trên vùng biển xã Vạn Hưng, KBV Rạn Trào như giã cào, lặn xiết điện và các loại lưới đánh bắt có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định vẫn còn

phổ biến trong cộng đồng ngư dân địa phương và đặc biệt là ngư dân từ các xã lân cận, gây bức xúc trong cộng đồng.

Mức sống ngư dân thấp, ít có nghề phụ trợ: một bộ phận ngư dân phụ thuộc chủ yếu vào nghề khai thác nên áp lực khai thác ngày càng tăng.

Thiếu cơ chế tài chính bền vững: KBV hệ sinh thái biển Rạn Trào chính thức đi vào hoạt động vào tháng 8/2008 với sự hỗ trợ chủ yếu về kỹ thuật lẫn tài chính của Trung tâm nghiên cứu bảo vệ sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) kéo dài từ năm 2008 – 2013. Tuy nhiên từ năm 2014 đến nay, khi MCD dừng dự án tại Rạn Trào thì chỉ còn lại nguồn kinh phí để duy tri hoạt động bảo vệ lấy từ nguồn khuyến ngư của huyện Vạn Ninh; một số mô hình sinh kế để gây quĩ hoạt động cho Rạn Trào không triển khai được.

Nhận thức của nhiều người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường và hệ sinh thái còn nhiêu tồn tại.

Một số nội dung chính của Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản tại khu vực biển Rn Trào.

Phương án bảo vệ, nuôi trồng thy sản và du lịch cộng đồng gắn với hoạt động bảo tồn: Việc quản lý bảo vệ vùng rạn san hô Rạn Trào, xã Vạn Hưng được giao cho Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản xã Vạn Hưng (gọi tắt là Tô cộng đồng) thực hiện theo nguyên tắc đồng quản lý (được quy dinh tại điêu 10 Luật Thúy sản 2017), trong đó Tổ cộng đồng đại diện cho cộng đồng dân cư xã Vạn Hưng, vận động người dân tham gia cùng chính quyền để quản lý các hoạt động khai thác, nuôi trồng, bảo vệ, du lịch cộng đồng và các hoạt động khác có liên quan tại khu vực này.

Quy định về quyên lợi và trách nhiệm ca cộng đồng:

Mọi người dân, hộ gia đình sinh sống tại xã Vạn Hưng đều có quyền tham gia và trở thành thành viên của Tổ cộng đồng, cùng đóng góp công sức, tài chính cho công tác quản lý bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô. Được ưu tiên hướng lợi từ hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, lam dịch vụ du lịch…Trách nhiệm của cộng đồng: thực hiện theo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản tại khu vực Rạn Trào; tham gia theo dõi, giám sát và hổ trợ Tổ cộng đồng trong quá trình thực hiện; tự nguyện đóng góp vào Qũy cộng đồng bảo vệ thuỷ sản xã Vạn Hưng.

Quy định về vai trò của chính quyền địa phương và Ban đại diện Tổ cộng đồng:

UBND huyện Vạn Ninh, BQL Rạn Trào phê duyệt các phương án hoạt động;  UBND xã vạn Hưng, Tổ cộng đồng phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các hoạt động khai thác, nuôi trồng, du lịch và bảo vệ rạn san hô, nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường tại khu vực Rạn Trào theo Phương án đã đuợc phê duyệt.

Tổ cộng đồng (TCD) quản lý các hoạt động khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch cộng đồng tai KBV Rạn Trào

Trong vùng đệm: chỉ dành thực hiện hoạt động tham quan lặn biển, thí điểm các mô hình nuôi trông thủy sản bền vững, đặt bè nổi phục vụ cho công tác bão vệ. Các nghề khai thác thuỷ sản truyền thống tại địa phương được phép hoạt động tai vùng đệm. nhưng số lồng phải phù hợp theo hướng dẫn của TCD. Tất cả các hộ ngư dân muốn khai thác, nuôi trồng thủy sản trong vùng đệm phải là thành viên của TCD. Trong vùng lõi: cấm tất cả các loại hình khai thác, nuôi trồng thủy sản, ngoại trừ các hoạt động phục vụ nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra Phương án còn quy định các hoạt động trực canh, tuần tra bảo vệ; quan trắc đánh giá chất lượng san hô, sinh vật rạn; bảo vệ môi trường, phòng chống sinh vật gây hại;  phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát khai thác trái phép, quá mức; xây dựng cơ chế tài chính, gây quỹ; tuyên truyền về bảo vệ môi trường; báo cáo định kỳ…

Có thể thấy sự nổ lực rất cao, đáng biểu dương của UBND xã Vạn Hưng và cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ đa dạng sinh học khu vực Rạn Trào trong những năm qua, cũng như việc kịp thời thông qua việc xây dựng Phương án bảo vệ hệ sinh thái biển nói trên, đáp ứng tình hình mới. Thiết nghĩ, để Phương án nói trên đi vào cuộc sống, nâng cao hiệu quả bảo vệ đa dạng sinh học về thực chất, UBND xã Vạn Hưng, cộng đồng dân cư khu vực…rất cần sự chỉ đạo và hỗ trợ mạnh mẽ của UBND huyện Vạn Ninh, các Sở, ban ngành, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh…trong khuôn khổ thực hiện Kế hoạch hành động của tỉnh Khánh Hoà nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ./.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *