Cây chai lá cong ở Vùng 4 Hải quân được công nhận là cây di sản Việt Nam

Cây chai lá cong ở Vùng 4 Hải quân được công nhận là cây di sản Việt Nam

Thứ Ba, 22/12/2020, 16:01 [GMT+7]

Cây chai lá cong ở Vùng 4 Hải quân được công nhận là cây di sản Việt Nam

Ngày 22-12, ông Trần Giỏi – Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa cho biết, cây chai lá cong 400 tuổi ở Vùng 4 Hải quân (phường Cam Nghĩa, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) vừa được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam vào chiều 21-12.

 

Ông Trần Giỏi trao bia công nhận cây di sản Việt Nam cho đại diện Vùng 4 Hải quân
Ông Trần Giỏi (thứ 2 từ trái sang) trao bia công nhận cây di sản Việt Nam cho đại diện Vùng 4 Hải quân

 

Cây chai lá cong ở Vùng 4 Hải quân hiện nay có độ tuổi gần 400 năm, chu vi gốc cây 5,3m, đường kính 1,7m, tán xòe rộng 33m, cao khoảng 25m; cây sinh trưởng bình thường, hàng năm vẫn cho ra hoa quả… Theo danh mục đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, cây chai lá cong được xếp vào mức rất nguy cấp, các quần thể của loài này có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên, cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện nay số lượng cây này trên thế giới còn rất ít, cây chai lá cong ở Vùng 4 Hải quân đã được cán bộ, chiến sĩ chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ rất tốt.

 

Cây chai lá cong ở Vùng 4 Hải quân
Cây chai lá cong ở Vùng 4 Hải quân

 

Loại cây này phân bố chủ yếu ở Phú Yên và Khánh Hòa, tập trung nhiều ở bán đảo Cam Ranh. Cây chai lá cong có nguồn gen quý, hiếm, có giá trị về mặt khoa học, gỗ khá tốt, dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền và mộc dân dụng, thân cây tiết ra chai cục, trộn với nhựa dầu rái dùng dể xâm ghe thuyền đánh cá. Cây chai lá cong được nhà thực vật J.E.Vidal (người Pháp) thu mẫu đầu tiên tại bán đảo Cam Ranh và công bố năm 1962.

Trước đó, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng đã trao Bằng công nhận 4 cây ở huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) là cây di sản Việt Nam, gồm: cây phong ba trên đảo Song Tử Tây, hai cây mù u trên đảo Sơn Ca và đảo Sinh Tồn, cây bàng vuông 8 nhánh trên đảo Nam Yết.
C. Đan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *