- Diospyros mun – Useful Tropical Plants (theferns.info)
I- THÔNG TIN CHUNG:
Tên khác: Mun sừng, Mét
Tên khoa học: Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte
Họ Thị: Ebenaceae
II- THÔNG TIN CHI TIẾT:
1. Hình thái:
Hình 1: Cây Mun ở Tháp Bà PoNagar – Tp. Nha Trang
Cây gỗ lớn, thân thẳng, vỏ màu đen; cao trên 20m, chu vi gốc đến 3m. Lá đơn, mọc cách, hình xoan, phiến lá nhỏ, lá khô có màu đen. Hoa đơn tính hoặc tạp tính, mẫu 4, tràng hoa gồm 4 cánh màu vàng cam. Hoa đực mọc cụm 3-5 hoa. Hoa cái mọc lẽ ở nách lá, có hình chuông.
Hình 2: Cành lá cây Mun
Quả thịt hình cầu, 1,5-2cm, có đài tồn tại, khi chín màu đen.
Mùa hoa: tháng 7-8; mùa quả: tháng 9-10.
Hình 3: Mun – Hoa và quả non
2. Sinh thái: Cây ưa sáng, sinh trưởng chậm, mọc được trên đất đồi khô cằn.
Tái sinh tự nhiên bằng hạt hoặc chồi.
3. Phân bố:
– Thế giới: ghi nhận ở Lào, Campuchia và Việt Nam.
– Việt Nam: Phân bố chủ yếu ở Ninh Thuận và Khánh Hòa, ngoài ra còn mọc ở Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Bình,…
– Khánh Hòa: hiện diện ở Cam Ranh, Cam Lâm, Tp. Nha Trang,…
4.Tình trạng bảo tồn:
Là loài cây quý hiếm do bị lạm thác đến mức cạn kiệt. Có tên trong Sách đỏ VN (EN – nguy cấp) và IUCN (CR – rất nguy cấp).
Cây Mun là biểu tượng đặc biệt ở Tháp Bà, trãi qua bao thăng trầm lịch sử, vẫn còn tồn tại với kích thước to lớn rất hiếm gặp của loài cây này. Cần được bảo vệ và nhân giống phát triển.
5. Công dụng:
Gỗ có lõi cứng, nặng, rất bền, màu đen bóng. Dùng làm mộc mỹ nghệ (tượng, lộc bình, giường và tủ quý,…) và đặc biệt làm đũa.
Quả và lá dùng để nhuộm đen vải lụa.
HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN & MT. KHÁNH HÒA
Tham khảo:
- Sách đỏ Việt Nam, 2007. Phần II. Thực vật. p.181-182. NXB. Khoa học TN&CN.
- Diospyros mun (iucnredlist.org)