THÔNG TIN CÂY DẦU RÁI CÂY DI SẢN VIỆT NAM

– THÔNG TIN CHUNG:

1- Tên cây thường gọi:       Dầu rái

2- Tên địa phương:             Cây dầu đôi

3- Tên khoa học:                  Dipterocarpus alatus Roxb.

4- Họ:                                     Dipterocarpaceae

5- Địa chỉ nơi có cây:

Địa danh: Cây Dầu đôi – Miếu Trịnh Phong Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (1991) – Thôn: Phú Ân Nam – Xã  Diên An – Huyện Diên Khánh – Tỉnh Khánh Hòa

6- Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý (sở hữu):  Ủy ban nhân dân xã Diên An

Hình 1: Cây Dầu đôi bên cạnh Miếu Trịnh Phong


II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

1- Nguồn gốc: Tự nhiên

2- Tuổi cây: khoảng 300 tuổi

3- Giải thích cách xác định tuổi cây:

Theo tư liệu lịch sử, vào năm 1793, thành Diên Khánh bắt đầu được xây dựng thì cây Dầu đã có mặt, đến nay cây có độ tuổi khoảng 300 năm.

4- Chỉ tiêu đo đếm:
4.1- Chu vi thân cây tại độ cao gần gốc:  Cây có 2 thân

Chu vi phần gốc (gồm cả 2 thân):  8,7 m  (Đường kính: 2,8 m)

Riêng chu vi của thân lớn: 5,4 m  (Đường kính: 1,7 m)

Hình 2: Kích thước cây Dầu đôi

4.2- Chiều cao cây: 30 m

5- Đặc điểm hình thái:

Cây gỗ lớn, trong thân có nhựa dầu. Phiến lá dài đến 25cm, hình xoan; có lá kèm hình búp màu đỏ. Hoa 5 cánh có màu hồng; quả có 2 cánh do lá đài tạo thành. Loài cây này rất phổ biến ở rừng Khánh Hòa, tuy nhiên hiện tại hiếm gặp cây gỗ lớn.

Hình 3: Hoa của cây Dầu

– Cây đứng: Hai thân

– Cây nghiêng:             Hướng nghiêng                 Góc nghiêng

– Bạnh vè (nếu có):

6- Hiện trạng của cây (tốt hoặc bị sâu bệnh, hư hại):

Năm 2003, đường QL 1 được mở rộng gần sát với cây Dầu đôi, khiến cho cây bị ảnh hưởng đến bộ rễ và xuất hiện nhiều cành bị khô héo. Công ty Môi trường Đô thị tỉnh đã triển khai ứng cứu bằng các biện pháp: khoan những hố quanh gốc cây, bơm các chất kích thích phát triển rễ để tránh rễ cây bị chết do ảnh hưởng sức nóng từ lớp bê tông nhựa và phục hồi lại số rễ đã bị chặt đi trong quá trình mở đường và đào đất để đặt cáp ngầm, dây điện. Riêng phần thân cây, đã dùng thuốc bảo vệ thực vật để trị sâu đục thân, cưa tỉa lại các nhánh cây bị mục bọng.

Đến nay, tình trạng cây kém phát triển, bị mục bọng 1 thân phía bên trái, thân bên phải vẫn sinh trưởng khá ổn định.

Hình 4: Thân bên phải đã bị mục bọng

7- Giá trị về mặt văn hóa, lịch sử:

Lịch sử của cây Dầu đôi gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển khu vực Diên Khánh và Miếu Trịnh Phong. Bình Tây Đại Tướng Trịnh Phong là người lãnh đạo cao nhất của phong trào Cần Vương yêu nước ở Khánh Hoà chống thực dân Pháp xâm lược vào những năm 1885-1886. Sau khi ông bị lính Pháp xử chém, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn vô hạn, nhân dân Diên An đã lập miếu thờ phụng (1886) bên cạnh cây Dầu đôi. Hiện miếu  còn lưu hai đạo sắc của các vua Thành Thái và Khải Định phong tặng.  Mỗi năm, vào ngày 16/3 (Âm lịch), tại Miếu đã làm lễ cúng trọng thể tưởng nhớ đến vị anh hùng.

Cây Dầu đôi cùng với Thành cổ Diên Khánh là chứng tích lịch sử đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Khánh Hòa, đây còn là địa điểm du lịch rất nổi tiếng.

III- THÔNG TIN KHÁC:

  1.  Ảnh chụp từ các hướng khác nhau
  2. Các tài liệu tham khảo có liên quan:

– Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999 – quyển I)

– Diên Khánh những di tích lịch sử – văn hóa quốc gia, 2003

– Các trang web:

http://dulichkhanhhoa.net.vn/tin-tuc/3/90/cay-dau-doi-lich-su-hon-200-tuoi-khanh-hoa/du-lich-nha-trang.html

http://ditichkhanhhoa.org.vn/index.php/di-tich-khanh-hoa/di-tich-cap-quoc-gia/item/265-mi%E1%BA%BFu-tr%E1%BB%8Bnh-phong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *