THÔNG TIN CÂY ĐA SỘP CÂY DI SẢN VIỆT NAM

I- THÔNG TIN CHUNG:

1- Tên cây thường gọi:    Đa sộp (Ficus superba Miq.)

2- Tên địa phương:          Đa sộp – Sộp lá to

3- Địa chỉ nơi có cây:  Địa danh: Miếu cây Da

Thôn Lỗ Gia – Xã Suối Tiên – Huyện Diên Khá – Tỉnh Khánh Hòa

Tọa độ: 586518 – 1348661

Hình 1: Toàn cảnh Miếu Cây Đa

II- THÔNG TIN CHI TIẾT:

1- Tuổi cây: khoảng 250 tuổi

2- Giải thích cách xác định tuổi cây:

Theo già làng tại địa phương, cây Da đã mọc cách đây hơn 3 thế hệ của gia đình ông. Dựa vào kích thước rất to của thân cây (chu vi 9,8 m – đo cách gốc 1,3m) cho thấy độ tuổi 250 năm cũng phù hợp.

3- Chỉ tiêu đo đếm:

Cây gỗ lớn, thân cây đứng thẳng, tán tròn rộng 34 m.

Chu vi thân (đo ở 1,3 m): 9,8 m           Đường kính (D1,3): 3,1 m

Chu vi gốc cả bạnh:  12,6 m                 Đường kính gốc: 4,0 m

Chiều cao cây: 26 m

Hình 2&3: Mặt trước & phía hông

4-Đặc điểm hình thái

Cây gỗ lớn, tán xòe rộng. Vỏ thân màu xám nâu, gốc thân có bạnh to. Toàn cây có nhũ dịch trắng. Cành nhánh mọc lan rộng; nhiều rễ khí sinh phát triển mạnh cắm xuống mặt đất tạo thành thân phụ. Tuy nhiên trong quá trình mỡ rộng đường, các thân phụ này đã bị chặt bỏ.

Lá đơn mọc cách, phiến lá hình xoan rộng hoặc hình trứng, kích thước trung bình 16 x 6 cm; lá non màu nâu đỏ; lá kèm hình búp. Quả dạng sung, hình cầu, rộng khoảng 2 cm, khi chín màu tím. Mùa quả: tháng 3-4.

Hình 3: Lá non màu nâu đỏ

5- Hiện trạng của cây (tốt hoặc bị sâu bệnh, hư hại):

Cây đang sinh trưởng tốt, hàng năm vẫn ra hoa, quả; cây không bị sâu bệnh hại.

Hình 4: Cành lá và quả non

 Hình 5: Quả chín màu hơi tím

6- Giá trị về mặt văn hóa, lịch sử:

Thôn Lỗ Gia có 70 hộ với khoảng 300 khẩu, trong đó 95% là dân tộc Raglay; mặc dù về đời sống còn rất khó khăn, nhưng về tinh thần vượt khó và hỗ trợ nhau trong sản xuất được đánh giá cao, thể hiện qua các phong trào và sinh hoạt quần chúng. Trước đây, một số người dân địa phương sinh sống bằng việc phá rừng làm rẫy và chặt phá lâm sản trái phép, nhưng đến nay tình trạng này đã hạn chế. Nhiều hộ dân tích cực tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng; đã nhận thức được vai trò của rừng đối với sản xuất và đời sống.

Từ nhiều năm nay, cây Da này đã được người dân bảo vệ và dựng Miếu bên cạnh gốc cây, đặt tên là Miếu cây Da, xem như là biểu tượng tâm linh, gắn liền với sinh hoạt và tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Raglay tại đây.

Hình 7: Hình ảnh sinh hoạt ở Miếu Cây Da

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *