I- THÔNG TIN CHUNG:
1- Tên cây thường gọi: Tuế lược (Cycas pectinata Buch. – Ham. )
2- Tên địa phương: Thiên tuế
3- Địa chỉ nơi có cây: Khu đô thị Mỹ Gia – xã Vĩnh Thái – Thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa
Hình 1: Cây Tuế (mặt trước và mặt sau)
II- THÔNG TIN CHI TIẾT:
1- Tuổi cây: khoảng 200 tuổi
2- Giải thích cách xác định tuổi cây:
Dựa vào các vòng cành ghi dấu trên thân (trên 320 vòng), có thể xác định tuổi cây khoảng trên 200 năm tuổi (trung bình mỗi năm có 1 vòng – đôi khi 2). Ngoài ra, độ tuổi này cũng phù hợp với đường kính gốc thân khá lớn (0,8 m).
Hình 2: Kích thước Cây Tuế
3- Chỉ tiêu đo đếm:
Cây cổ thụ, chia thành 3 thân (ở chiều cao cách gốc 1,1 m), từ đó phát triển lên 7 nhánh (7 đọt). Chiều cao cây: 6,5 m.
Chu vi gốc ở độ cao 1,1m (đoạn chia 3 thân): 2,6 m – Đường kính: 0,83 m
3.1- Thân I: Chia thành 3 nhánh
Chu vi thân I (đo ở 1,3m): 1,2 m Tính ra đường kính (D1,3): 0,38 m |
3.2- Thân II: Chia thành 2 nhánh
Chu vi thân II (đo ở 1,3m): 1,1 m Tính ra đường kính (D1,3): 0,35 m |
3.3- Thân III: Chia thành 2 nhánh
Chu vi thân III (đo ở 1,3m): 1,3 m Tính ra đường kính (D1,3): 0,41 m |
4- Đặc điểm hình thái:
Cây đứng có ba thân và chia thành bảy nhánh
Hình 4: Cây Tuế có 3 thân và 7 nhánh
5- Hiện trạng của cây (tốt hoặc bị sâu bệnh, hư hại):
Cây đang sinh trưởng khá tốt, tán lá xanh tươi; không bị sâu bệnh hại. Đang ra nón đực.
Hình 5: Cây Tuế đang ra nón đực
6- Giá trị về mặt văn hóa, lịch sử và bảo tồn:
Cây Tuế lược có tên trong Sách đỏ Việt Nam (VU – Sẽ nguy cấp); ngoài ra còn được ghi trong Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm – Nhóm IIA (Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ), do vậy loài cây này cần được bảo tồn, nhất là trong điều kiện tự nhiên.
Tại Khánh Hòa, cây Tuế có ý nghĩa văn hóa đặc biệt, kể cả về mặt phong thủy, với dáng cây uy nghi, tán lá xanh tươi, tràn đầy sức sống, nổi lên vẻ đẹp cổ kính, trường thọ. Nhiều cây Tuế đã được nuôi trồng và chăm sóc tốt tại các đền chùa, công viên trên địa bàn tỉnh.
III- THÔNG TIN KHÁC:
Hình 6: Cây Tuế đang phục hồi tán lá
Cây Tuế này mọc tự nhiên ở khu vực núi Đồng Bò, xã Phước Đồng, Tp. Nha Trang. Trong quá trình thi công dọn mặt bằng Dự án phát triển đô thị, cây Tuế này đã bị san ủi và hư hại tán lá. Anh Trần Văn Minh, là tình nguyện viên của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Khánh Hòa, đã cố gắng vận chuyển đưa cây về Khu Đô thị Mỹ Gia và trồng ở khu vườn cây cảnh từ năm 2015, tạo cảnh quan đẹp mắt cho Khu đô thị Mỹ Gia. Sau hơn 3 năm chăm sóc, cây Tuế đã phục hồi tán lá và sinh trưởng tốt, hiện tại cây đang ra nón đực.